Tour du lịch Nhật Bản giá rẻ

Cơ hội du lịch đất nước mặt trời mọc giá tốt nhất.

Tour du lịch Nhật Bản 5 ngày 4 đêm

Khám phá Nhật Bản cảnh sắc bốn mùa: Mùa xuân với hoa anh đào, mùa thu với cây lá phong, mùa đông với bông tuyết trắng, mùa hè xanh mát.

Tour du lịch Nhật Bản 6 ngày 5 đêm

Tham quan những điểm du lịch nổi tiếng: Tokyo, núi phú sĩ, Nikko, Narita, Kyoto, Osaka, Nagoya.

Chủ Nhật, 28 tháng 12, 2014

Các loại kimono ở Nhật Bản

Tham gia Tour Nhật bản 6 ngày 5 đêm Khám phá văn hóa đất nước Nhật Bản người ta sẽ không thể nào bỏ qua một phần quan trọng đó, phần đã tạo nên cái hồn cho chính nền văn hóa đặc sắc này, đó là những chiếc áo kimono. Kimono nổi tiếng khắp thế giới là trang phục truyền thống của xứ sở Phù Tang, chứa đựng trong mình những phát triển đa dạng và phong phú. Để hiểu rõ hơn về trang phục đặc biệt của người Nhật, chúng ta sẽ cùng nhau khám phá những loại kimono phổ biến ở Nhật Bản.
5 loại kimono phổ biến ở Nhật Bản

Furisode
Furisode là loại kimono chỉ dành cho các cô gái độc thân, thường có màu sắc tươi sáng và làm bằng loại lụa tốt.Điểm đặc biệt của Furisode là tay áo rất dài và rộng. Thời xưa, các cô gái thường bày tỏ tình yêu với các chàng trai bằng cách vẫy ống tay áo. Ngày nay, Furisode thường được mặc trong các ngày lễ lớn, dự đám cưới hay tham gia một buổi tiệc trà.


Shiromaku
Shiromaku là trang phục truyền thống của các cô gái Nhật khi tổ chức cưới, đây là loại kimono rực rỡ và sang trộng nhất. Shiromaku thường có màu trắng, tượng trưng cho sự tinh khiết của cô dâu cả về thể xác lẫn tinh thần. Shiromaku là loại kimono khá dài và tỏa tròn ra nên khi di chuyển cô dâu phải có sự giúp đỡ của một người đi kèm.



Houmongi
Houmongi là loại kimono dành cho các cô gái đã kết hôn, thay thế cho Furisode. Đây cũng là món quà của cha mẹ trao cho con gái khi hộ đi lấy chồng. Houmongi trở thành loại kimono dành cho các dịp đặc biệt của phụ nữ đã có chồng như tham dự đám cưới, tiệc trà, đi lễ, …


Tsukesage
Loại áo này thường được măc trong các buổi tiệc tùng trà đạo, cắm hoa và đám cưới của bạn bè.Tsukesage thường có hoa văn chạy dọc theo thân và lưng áo, đắp ở đỉnh vai, họa tiết trên áo sáng và nổi rất rỡ.


Yukata

Đây là loại kimono được làm từ cotton dùng để mặc trong mùa hè. Yukata thường mang màu sắc sáng và có kiểu thiết kế đơn giản, không cầu kì và rất dễ mặc. Yukata thường được mặc trong ngày Bon-Odori (Ngày hội nhảy truyền thống của Nhật vào mùa hè) và các cuộc hội hè khác. Ngoài ra Yukata còn được sử dụng rộng rãi trong các quán trọ truyền thống của Nhật Bản.


Với vài nét đặc trưng của những loại kimono phổ biến ở Nhật Bản hiện nay, chúng ta phần nào hình dung ra sự đa dạng và có phần phức tạp trong nghệ thuật mặc kimono của người Nhật. Tuy nhiên đây sẽ là những thông tin vô cùng giá trị với những ai đam mê văn hóa Nhật Bản và muốn theo học ngành nghệ thuật tại Nhật. Các bạn cần “bỏ túi” cho mình thật nhiều kiến thức trước khi đi du lịch Nhật Bản 6 ngày 5 đêm nhé!
Nguồn (Sưu tầm)

Thứ Sáu, 21 tháng 11, 2014

45 bài học cuộc sống, viết bởi một người 90 tuổi


1. Cuộc sống không công bằng, nhưng nó vẫn tốt.
2. Khi ngờ vực, hãy cứ bước tiếp một bước nhỏ.
3. Cuộc sống quá ngắn ngủi để không tận hưởng nó.
4. Công việc của bạn không chăm lo bạn khi bạn ốm. Bạn bè và gia đình bạn sẽ làm điều đó.
5. Đừng mua những thứ bạn không cần.
6. Bạn không nhất thiết phải thắng trong mọi cuộc tranh cãi. Hãy thành thật với chính mình.
7. Khóc với ai đó. Như thế sẽ đỡ hơn khóc một mình.
8. Tức giận với Thượng Đế cũng được. Ông ấy có thể chấp nhận điều đó.
9. Hãy tiết kiệm cho những thứ xứng đáng.
10. Nếu là thứ bạn thích ăn, kiềm chế chỉ là vô ích.
11. Làm hòa với quá khứ để nó không gây rắc rối cho hiện tại của bạn.
12. Lũ trẻ nhà bạn thấy bạn khóc là chuyện bình thường.
13. Đừng so sánh cuộc sống của mình với người khác. Bạn không thể hiểu được họ đã trải qua những gì đâu.
14. Nếu một mối quan hệ buộc phải bí mật, bạn không nên ở trong nó nữa.
15. Mọi thứ có thể thay đổi trong một cái chớp mắt… nhưng đừng lo lắng, Chúa Trời chẳng bao giờ chớp mắt cả.
16. Thở một hơi thật sâu, sẽ làm tâm trí bình tĩnh lại.
17. Từ bỏ mọi thứ không còn hữu dụng nữa. Những thứ lộn xộn kéo bạn xuống theo nhiều cách khác nhau.
18. Thứ gì không giết chết bạn, đều khiến bạn trở nên mạnh mẽ hơn.
19. Không bao giờ quá muộn để vui vẻ. Nhưng điều đó chỉ phụ thuộc vào bạn chứ chẳng bởi ai khác.
20. Thắp nến lên, trải tấm ga giường đẹp ra, mặc đồ lót đẹp vào. Đừng giữ chúng cho những dịp đặc biệt. Hôm nay là ngày đặc biệt.
21. Chuẩn bị hơn mức cần thiết, rồi chấp nhận mọi thứ đến với mình.
22. Hãy lập dị ngay bây giờ đi. Đừng để đến lúc già mới mặc đồ mầu tím.
23. Cơ quan sinh dục quan trọng nhất là bộ não.
24. Không ai chịu trách nhiệp về hạnh phúc của bạn, trừ chính bản thân bạn.
25. Đóng khung mọi thứ được gọi là thảm họa với những từ sau, “trong năm năm, chuyện này có còn ý nghĩa nữa không?”
26. Luôn chọn Cuộc sống
27. Tha thứ nhưng đừng lãng quên
28. Việc người ta nghĩ gì về bạn chẳng liên quan quái gì đến bạn cả
29. Thời gian chữa lành gần như mọi thứ. Hãy cho Thời gian thời gian.
30. Một hoàn cảnh tốt hay xấu đến mức nào chăng nữa, nó cũng sẽ thay đổi.
31. Đừng quá nghiêm trọng hóa vấn đề với bản thân. Chẳng ai làm thế cả đâu.
32. Hãy tin vào phép màu.
33. Chúa yêu bạn vì ông ấy là Chúa, không phải vì những thứ bạn đã hay đã không làm.
34. Đừng tính toán với cuộc sống. Hãy thể hiện và tạo ra nó nhiều nhất có thể.
35. Trở nên già đi, đánh bại thứ thay thế nó, chết trẻ.
36. Con cái bạn chỉ có một tuổi thơ.
37. Tất cả những thứ có ý nghĩa cuối cùng, là những thứ mà bạn yêu.
38. Hãy ra ngoài hàng ngày. Những phép màu đang chờ bạn ở khắp mọi nơi.
39. Nếu chúng ta ném hết rắc rối của mình thành đống và chỉ nhìn những rắc rối của người khác, chúng ta sẽ nhận lại rắc rối của chính mình.
40. Ghanh tị chỉ tổ tốn thời gian. Hãy chấp nhận những thứ bạn đã có, không phải những thứ bạn nghĩ là mình cần.
41. Điều tốt nhất là điều sắp sửa đến…
42. Dù bạn cảm thấy thế nào, cũng hãy đứng dậy, ăn mặc đẹp, và thể hiện.
43. Nhường nhịn
44. Cuộc sống không đi kèm luôn suất cơm, nhưng nó vẫn là một món quà.
HÃY HỌC CÁCH ĐỨNG LÊN SAU VẤP NGÃ
Bất cứ ai cũng đã từng thất bại, đã từng vấp ngã ít nhất một lần trong đời như một quy luật bất biến của tự nhiên. Có nhiều người có khả năng vực dậy, đứng lên rồi nhẹ nhàng bước tiếp như thể chẳng có chuyện gì xảy ra, nhưng cũng có nhiều người chỉ có thể ngồi một chỗ và vẫn luôn tự hỏi lí do vì sao bản thân lại có thể dễ dàng “mắc bẫy” đến như thế…
Bất kì vấp ngã nào trong cuộc sống cũng đều mang lại cho ta một bài học đáng giá: Về một bài toán đã áp dụng cách giải sai, về lòng tốt đã gửi nhầm chủ nhân hay về một tình yêu lâu dài bỗng phát hiện đã trao nhầm đối tượng.
Bạn ạ!
Vấp ngã dạy cho ta bắt đầu nhìn cuộc sống bằng một con mắt khác. Đôi mắt ấy có thể trở nên tinh tường hay mù quáng, điều đó phụ thuộc vào chính bản thân ta. Có nhiều khi, tâm hồn ta sa ngã, ta bắt đầu trở nên đa nghi, không muốn tin ai, không muốn yêu ai, không muốn dang tay giúp đỡ ai và cũng chẳng cần ai tin mình, bởi nhiều lúc, chính sự ngây thơ của ta đã khiến ta “sập bẫy”. Ta “’xù lông nhím” lên như bất kì loài động vật nào khác chỉ vì không muốn tự mình làm tổn thương bản thân thêm một lần nào nữa.
Cuộc sống này được sinh ra vốn dĩ đã là như thế: Tốt-xấu, thiện-ác, trắng-đen, chẳng hề dễ dàng phân biệt.
Bạn không muốn chấp nhận điều đó, nhưng hãy tập sống chung với nó, để biết mình cần một sự cân bằng giữa con tim và lý trí. Học cách đứng lên sau vấp ngã, là biết dùng lý trí để đặt niềm tin đúng chỗ, là biết dùng con tim để cảm nhận tình yêu chân thành, chứ không phải là dùng sự hồ nghi để phá vỡ các mối quan hệ của chính mình.
Đừng hát khi buồn…
Đừng cười khi đau…
Đừng vờ mọi thứ đều ổn thỏa khi lòng mình không hề yên ả…
Bởi giúp đỡ, san sẻ, đồng cảm và thấu hiểu là một trong những bản năng tốt đẹp và đáng trân trọng nhất của con người. Ta buồn nỗi buồn của người khác, ta cười với niềm vui ở nơi xa. Lắng nghe trái tim mình, rồi bạn sẽ nhận ra được thế nào yêu thương. Cuộc sống này tuy không hề đẹp như bạn vẫn hằng mơ, nhưng vẫn rất công bằng trong tình yêu. Bạn cho hay nhận, được hay mất, đó là tùy thuộc vào quyết định của bạn…
Đừng để khi tia nắng ngoài kia đã lên, mà con tim vẫn còn băng lạnh. Đừng để khi cơn mưa kia đã tạnh, mà những giọt lệ trên mi mắt vẫn còn tuôn rơi. Thời gian làm tuổi trẻ đi qua nhanh lắm, không gì là mãi mãi, nên hãy sống hết mình để không nuối tiếc những gì chỉ còn lại trong quá khứ mà thôi…


NHỮNG LÝ DO CHỨNG TỎ SỰ TUYỆT VỜI CỦA NGƯỜI ÍT NÓI


1. Người ít nói biết cách lắng nghe thật sự.

2. Người ít nói thích quan sát nhiều hơn, và họ sẽ không bỏ lỡ khoảnh khắc nào cả.

3. Người ít nói nghĩ trước- phát ngôn sau.

4. Người ít nói có vẻ dễ gần hơn.

5. Những lúc cô đơn họ sẽ làm việc có năng suất cao hơn.

6. Người ít nói hiếm khi nặng lời với những người khác.

7. Sự yên lặng tạo nên sự bình tĩnh.

8. Người ít nói: cô đơn và biết sử dụng sự cô đơn.



Nụ cười - thang thuốc bổ quý giá của mọi thời đại

1. Cười không phải lúc nào cũng là thước đo của hạnh phúc. Đôi lúc… nó cũng chỉ là cách để đánh giá bạn muốn dấu nỗi đau như thế nào thôi.
2. Cho dù bạn đang đau đớn thì đôi lúc mỉm cười sẽ dễ dàng hơn hơn là giải thích với toàn thế giới tại sao bạn buồn. 

Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Nhật Bản- Mùa lá vàng


Người Nhật nổi tiếng là thích ngắm hoa. Cứ đến mùa hoa đào vào mùa xuân là mọi người lại rủ nhau ngồi bên gốc cây anh đào, vừa ngắm hoa vừa chuyện trò, uống rượu hoặc hát karaoke. Nhưng người Nhật cũng coi mùa thu là đỉnh cao của sự hoàn mỹ và những chiếc lá vàng, lá đỏ chính là vẻ đẹp đặc biệt của mùa thu.
Thú vui ngắm lá vàng, lá đỏ vào mùa thu được gọi là momiji-gari (紅葉狩り), tạm dịch là “nhặt lá thu”. Người Nhật thích momiji-gari giống như thích ngắm hoa đào, tức hanami, và thông lệ đó bắt nguồn từ cuộc sống của người dân xứ này
Bất kỳ loại cây rụng lá nào đều cần tích trữ năng lượng (nước, muối khoáng…) cho mùa đông lạnh giá. Vì thế khi sang thu, các mạch cung cấp nước và dinh dưỡng từ thân lên lá bị đóng lại khiến lá không quang hợp được và dần mất đi chất diệp lục. Khi đó, những sắc tố đỏ/vàng trong lá có cơ hội khoe sắc.

Tìm hiểu về đất nước Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia có tính đồng nhất về sắc dân và văn hóa. Người dân không có nguồn gốc Nhật chỉ chiếm hơn 1% tổng dân số vào năm 1993. Sắc dân nước ngoài đông nhất là Triều Tiên nhưng nhiều người Triều Tiên sinh trưởng tại Nhật Bản đã nói tiếng Nhật không khác gì người Nhật Bản cả. Sắc dân này trước kia bị kỳ thị tại nơi làm việc và tại một số phương diện trong đời sống hàng ngày. Sắc dân ngoại quốc thứ hai là người Trung Hoa rồi về sau còn có một số dân lao động gồm người Philippines và người Thái.
1. Vị trí địa lý
Nhật Bản là một quần đảo với trên 3.000 đảo được tạo thành từ các ngọn núi cao nổi lên từ một dãy núi nằm sâu dưới biển Thái Bình Dương, phía ngoài lục địa châu Á. Toàn bộ diện tích của Nhật Bản là 377.829 km2 (tương đương với diện tích của Đức, Phần Lan hay Việt Nam), trải dài 3.500km theo một đường cong hẹp từ bắc tới nam. Đất nước Nhật Bản bao gồm bốn hòn đảo chính: Hokkaido, Honshu, Shikoku và Kyushu. Honshu là đảo lớn nhất, chiếm 61% diện tích lãnh thổ quốc gia, được chia thành 5 vùng, tên các vùng lần lượt từ phía bắc là: Tohoku, Kanto, Chubu, Kinki và Chugoku.

Khoảng 67% diện tích Nhật Bản là đồi núi, chỉ có13% là đất đai bằng phẳng có thể dùng cho canh tác hoặc phát triển đô thị. Khoảng 127 triệu dân Nhật Bản (là nước đông dân thứ 8 trên thế giới) sống trên phần diện tích hạn hẹp này, điều đó khiến Nhật Bản trở thành một trong những nước có mật độ dân cư lớn nhất trên thế giới: 335 người/km2 (mật độ dân số ở Mỹ là 27 người/ km2). Dân số tập trung ở một vài thành phố chủ yếu, đặc biệt các vùng đô thị của Tokyo, Osaka và Nagoya, với 43,6% dân số toàn quốc.
2. Khí hậu
Đặc điểm lớn nhất của khí hậu Nhật Bản là có bốn muà Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt. Mùa xuân và mùa thu thường khá dễ chịu, tuy nhiên mùa hè ( tháng 7 và tháng 8 ) thì nóng ẩm vì có gió mùa từ Thái Bình Dương thổi lên. Mùa đông (từ tháng 12 đến tháng 2) lại lạnh giá vì gió mùa từ lục địa thổi ra. Ngoại trừ Hokkaido, tháng 6 mưa nhiều và thời gian này được coi là mùa mưa. Do địa hình các dãy núi chạy dọc theo trung tâm đảo Honshu, khí hậu giữa các vùng của Nhật Bản có những khác biệt lớn. Vào mùa đông, tuyết rơi nhiều ở Hokkaido và vùng cạnh biển Nhật Bản của đảo Honshu. Với những khác biệt lớn về khí hậu như thế, quanh năm người ta có thể tham gia nhiều loại hình giải trí khác nhau.




Suy nghĩ về Nhật Bản

Đất nước Nhật Bản từ xưa đến nay đã được nhiều người ở các quốc gia công nhận là đẹp, đẹp cả về phong cảnh, lẫn con người. Chả thế mà hình ảnh của Nhật Bản đã hiện diện thật gần gũi với số đông người Việt Nam. Ba vị khách mời hôm nay, từng là du học sinh Nhật Bản đã có đôi lời tâm sự cùng Việt-SSE, sẽ minh chứng cho những cái hay, cái đẹp của Nhật Bản là có thật.


Hồng Anh: Mình tên là Hồng Anh. Năm nay mình22 tuổi. Mình đã sang Nhật được 2 năm rưỡi, với tư cách là du học sinh
Huy Hoàng: Mình là Huy Hoàng, năm nay mình 20 tuổi. Mình đã sang Nhật được 1 năm, vừa học, vừa làm thêm tại đây.
Thu Huyền: Mình là Thu Huyền, năm nay 25 tuổi. Mình đã sang Nhật được 6 năm, đang học năm cuối trường đại học Tokyo.
Vì sao các bạn chọn nước Nhật là điểm đến trong học tập mà không phải là một quốc gia nào khác?
Thu Huyền: Mình thấy Nhật là nơi có nhiều cơ hội để mình học hỏi. 
Huy Hoàng: Mình chọn Nhật vì Nhật từ một nước chưa có gì mà phát triển được tới ngày hôm nay, là nước bị thiên tai nhiều trên thế giới mà có thể phát triển mạnh như thế, nên mình muốn tìm hiểu tại sao. Mình ước mơ được tới những nước số 1, số 2 thế giới như Mỹ hay Nhật để tìm hiểu vì sao họ có thể đạt được mức phát triển cao như vậy.